Trước khi bắt đầu tối ưu quảng cáo Facebook thì bạn cần xác định mình cần tối ưu điều gì? Hay nôm na là dựa vào metrics (chỉ số) nào để tối ưu.

Thông thường tôi sẽ tối ưu theo mục tiêu chiến dịch Facebook mà tôi đang chọn. Nghĩa là:

Còn nếu bạn thuộc hàng “cao thủ” hoặc đã chạy một thời gian dài đo lường được đơn hàng thì tối ưu theo chi phí/đơn hàng (CPO), tôi sẽ nói phần này ở những bài sau trong chuỗi bài level cao hơn.

Vậy tư duy tối ưu ads là gì?

Là tìm ra tệp khách hàng và mẫu quảng cáo tốt nhất có thể theo các chỉ số mà tôi đã nêu phía trên. Nghĩa là bạn cần phải có một chỉ số cơ sở để so sánh, đánh giá mình đang chạy tốt hay không.

Ví dụ: tôi chạy mục tiêu tin nhắn

Bạn có thể lập file excel theo gợi ý này của tôi để tính toán xem chỉ số cơ sở (kỳ vọng) là bao nhiêu nhé. Không có cái này thì chả có cơ sở gì để đánh giá chiến dịch của bạn tốt hay không, nên tắt hay không!

Rồi! Bây giờ tôi sẽ gợi ý cho bạn vài kỹ thuật tối ưu quảng cáo facebook mà tôi thường dùng:

1. Tối ưu quảng cáo facebook theo khu vực địa lý

Không phải tất cả các tỉnh thành phố đều có chỉ số như nhau, bạn sẽ thấy có các tỉnh chi phí rẻ hơn, nhắc lại: căn cứ vào chỉ số mục tiêu để chọn ra khu vực hiệu quả nhất nhé.

xem-bao-cao-hieu-qua-facebook-ads-phan-phoi-theo-vung

hiẹu-qua-quang-cao-thay-doi-theo-khu-vuc

2. Độ tuổi

Hầu hết các doanh nghiệp tôi triển khai, 99,99% đều muốn chạy từ 18 – 55 tuổi, vì đơn giản doanh nghiệp nghĩ sản phẩm mình phù hợp với đại đa số. Nhưng đối với việc chạy quảng cáo bạn có thể xem phân khúc tuổi nào có chi phí hiệu quả nhất bằng cách sau nhé:

Bonus Tips: Hãy thử nghiệm bằng cách chạy chiến dịch mới chỉ chạy khu vực và độ tuổi có chi phí tốt nhất nhé.

3. Tìm sở thích chuẩn xác nhờ Audience Insight

Cách mà Facebook nhắm đến bạn là dựa vào hành vi mà bạn hoạt động trên Facebook, sau đó gắn cho bạn “một cái thẻ” như là một sở thích.

Và không phải lúc nào bộ máy Facebook cũng đúng. Thông thường tôi thấy các bạn tìm các tệp đối tượng theo các sở thích tự nghĩ, mà không biết kiểm tra xem sở thích đó có chuẩn hay không. Đây là một tuyệt chiêu mà tôi tìm ra sở thích tương đối chuẩn để tạo tệp đối tượng theo sở thích.

Đầu tiên bạn vào Audience Insight:

Sau đó chỉnh khu vực địa lý mà bạn muốn nghiên cứu đối tượng:

Tiếp theo gõ sở thích mà bạn nghĩ nó liên quan đến sản phẩm của bạn, ví dụ tôi muốn tiếp cận những người quan tâm đến quảng cáo tôi sẽ gõ “quảng cáo”, tôi sẽ thấy tầm 2,3 triệu người có sở thích này ở HCM, khá lớn.

Tiếp theo tôi sang tab “Lượt thích trang”, đây là mấu chốt của vấn đề. Đây là danh sách các fanpage mà đối tượng có sở thích “quảng cáo” họ like nhiều nhất. Hoàn toàn không liên quan đến lĩnh vực quảng cáo lắm, như vậy đây là một sở thích không tốt.

Tôi thử một sở thích khác “agency quảng cáo” và bạn thấy kết quả rồi đấy, “hốt” ngay sở thích này thôi! Hãy tìm cho mình thêm các sở thích phù hợp nhé.

Xem thêm: Dịch vụ chạy quảng cáo Facebook

4. Nhân bản đối tượng quá bé

Sau khi chạy một thời gian, tôi thấy nhiều bạn bắt đầu nhân nhóm để kiểm tra sự phân phối của Facebook. Thấy nhiều người vẫn làm tốt mà sao mình làm lại “fail” quá. Dưới đây là 2 nguyên nhân khiến bạn khi nhân nhóm bị thất bại.

Thứ nhất: Tệp đối tượng <1 triệu người

Tệp đối tượng <1 triệu người: Với ngân sách nhỏ khi bạn nhân nhóm sẽ không có vấn đề gì nhưng khi ngân sách hằng ngày tương đối lớn (>5 triệu/ngày) tệp của bạn bị bé dần. Bạn hiểu thế này, ví dụ bạn tạo tệp được 1 triệu người, bạn sẽ không bao giờ tiếp cận được hết tệp này mà theo kinh nghiệm của tôi chỉ tiếp cận được 50-60% tệp đó thôi, dù bạn có bỏ thêm tiền vào. Vì một số người trong tệp đó có thể là: nick đã chết, nick không còn hoạt động, nick ảo, …

Do đó bạn nên mở rộng tệp lên 2-3 triệu người nếu muốn scale. Cách mở rộng đơn giản nhất là bạn gom tệp. Bạn hãy kiểm tra 2 tệp đang chạy có tỷ lệ chồng chéo (overlap) bao nhiêu %, nếu lớn hơn >30% thì nên gộp chung lại để chạy mở rộng.

Nâng cao: Nếu bạn chạy mục tiêu tăng lưu lượng truy cập hoặc chuyển đổi, bạn có thể xem chế độ phân phối sẽ thấy ngay Facebook gợi ý tỷ lệ chồng chéo giữa các nhóm quảng cáo.

Như bạn thấy việc nhân nhóm LAL trong hình trên đã tăng sự chồng chéo trong đấu giá, càng nhân càng fail.

Thứ 2: Chạy nhóm đối tượng theo sở thích

Như đã nói phía trên, sở thích của Facebook cập nhật và thay đổi hằng tháng, và được AI (bộ máy học) Facebook cập nhật theo hành vi của mỗi người. Cho nên tệp này thường không ổn định khi bạn nhân rộng. Tệp tốt nhất để nhân rộng chính là tệp đối tượng tương tự (lookalike), tôi sẽ đề cập chi tiết phần này ở một bài viết khác. Vì thế bây giờ bạn nên tìm cách để tạo các tệp tương tự nếu muốn scale (nhân rộng) ngân sách lớn.

5. Tối ưu quảng cáo facebook bằng thử nghiệm nhiều loại hình ảnh

Dựa theo kinh nghiệm của tôi, muốn tối ưu quảng cáo facebook hiệu quả về mặt nội dung, bạn cần ưu tiên thay đổi: Hình ảnh/video chiếm 70% ảnh hưởng, tiêu đề + kêu gọi hành động chiếm 20% ảnh hưởng, 10% còn lại là đoạn văn bản.

Đây là 7 loại/kiểu hình ảnh mà tôi đã test và đúc kết lại từ các chiến dịch quảng cáo của mình, hãy thử áp dụng cho sản phẩm dịch vụ của bạn.

  1. Hình ảnh dạng so sánh, hãy lấy điểm nổi bật của sản phẩm dịch vụ của bạn so sánh với các sản phẩm đối thủ, hoặc các giải pháp đang có trên thị trường
  2. Làm nổi bật con số trong hình ảnh, nhất là các chương trình khuyến mãi hoặc con số đó thể hiện được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
  3. Sử dụng hình ảnh có cảm xúc tích cực như vui tươi, hạnh phúc, bất ngờ, wow
  4. Dùng dạng hình ảnh biều đồ, công thức, áp dụng cho các ngành SaaS, tài chính, kinh tế…
  5. Sử dụng nhiều hình ảnh tạo thành bộ sưu tập, ví dụ bạn bán quần áo, hãy thử tạo ra các bộ sưu tập theo: váy, áo, quần, jumsuit, phụ kiện…Trong mỗi loại thì có thể chia theo: màu sắc, dài ngắn, phong cách…từ đó bạn sẽ có rất nhiều bộ sưu tập để chạy quảng cáo
  6. Tận dụng sự gấp gáp như ưu đãi sắp hết hạn, đếm ngược ngày khai trương giảm giá, số lượng khuyến mãi còn ít…
  7. Dạng hình ảnh được ghép nhiều hình lại với nhau, giúp khách hàng ngay lập tức có thể thấy được nhiều sản phẩm, rất tốt cho việc chạy tiếp thị lại

6. Tối ưu quảng cáo facebook tiêu đề và kêu gọi hành động

Trong phân tích phía trên, cụm tiêu đề và kêu gọi hành động chiếm 20% ảnh hưởng hiệu quả quảng cáo. Trên internet có rất nhiều bài giúp bạn có hàng trăm ý tưởng tiêu đề khác nhau, tuy nhiên dưới đây là 10 kiểu tôi thấy hiệu quả nhất, bạn hãy thử test nhé.

1. Đưa số vào tiêu đề + động từ/tính từ

Ví Dụ:

2. Tiêu đề so sánh + thời gian/tiền bạc

3. Nhắm vào một đối tượng cụ thể

Ví dụ:

4. Người nổi tiếng/Influencer chứng thực

Ví dụ:

5. Khuyến mãi hấp dẫn

Ví dụ:

6. Ăn theo câu nói trending hiện tại

Ví dụ:

7. Lời khuyên chân thành

Ví dụ:

8. Quy luật/nguyên lý/nguyên tắc

Ví dụ:

9.Dùng câu của khách hàng đánh giá

Ví dụ:

10. Đi ngược xu hướng

Ví dụ:

Bonus Tips: Sau khi thử thay đổi mẫu quảng cáo bạn hãy nhìn vào chỉ số CTR để xem mẫu quảng cáo mới có tốt hơn hay không. Chỉ số này để đánh giá mức độ “hứng thú” đối tượng với mẫu quảng cáo.

Tổng kết: Đây là 6 tuyệt chiêu mà tôi thường sử dụng trong các chiến dịch tối ưu quảng cáo Facebook của mình. Quan trọng nhất là bạn cần tìm ra chỉ số làm cơ sở đánh giá theo từng mục tiêu chiến dịch.

Chúc bạn thành công!

——————-

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *